Trên thông số kỹ thuật đánh giá màn hình ghép, màn hình quảng cáo, Tivi hay điện thoại, chúng ta thường thấy cụm từ “contrast ratio” hay “độ tương phản”, đây là thông tin để đánh giá khả năng hiển thị của màn hình. Vậy độ tương phản của màn hình là gì? Có phải cứ độ tương phản càng cao thì càng tốt không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Độ tương phản của màn hình là gì? Độ tương phản của màn hình là chỉ số được sử dụng để đo sự khác biệt giữa màu đen và màu trắng trên màn hình ghép, màn hình quảng cáo, điện thoại, máy tính hay Tivi. – Step: là khoảng cách gần nhau nhất giữa hai màu đen và trắng. – Max level: mức sáng nhất. – Min level: mức tối nhất.
Khoảng giữa từ mức sáng nhất đến mức tối nhất có càng nhiều Step thì màn hình hiển thị càng sắc nét. Độ tương phản của màn hình được thể hiện qua tỉ lệ số “Step:1”. Ví dụ: 500:1, 700:1, 1000:1, 1.000.000:1,… Với tỷ lệ 500:1, có nghĩa là tại một điểm ảnh khi sáng nhất sẽ có độ sáng gấp 500 lần so với điểm ảnh đó khi ở mức tối nhất.
Độ tương phản màn hình được chia làm 2 loại: – Độ tương phản tĩnh (Static Contrast): Là tỷ lệ giữa điểm sáng nhất và tối nhất tại một thời điểm trên cùng 1 màn hình. – Độ tương phản động (Dynamic Contrast): Là chỉ số đo giữa điểm tối nhất và sáng nhất màn hình có thể đạt được.
Hiểu đơn giản đây là cách đo độ tương phản động. Nhà sản xuất sẽ cho thiết bị hiển thị một màu tối và sau đó hiển thị một màu sáng rồi đo sự chênh lệch giữa chúng.

Độ tương phản càng cao càng tốt? Với màn hình, độ tương phản tĩnh phù hợp lý nhất nên nằm trong khoảng từ 1100:1 đến 2000:1. Các trường hợp bắt gặp độ tương phản màn hình lên đến hàng chục nghìn hoặc hàng triệu thì đó là độ tương phản động. Với độ tương phản động thì các con số này là không có gì đáng ngạc nhiên và đặc biệt.